※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn Giáo dục trẻ sơ sinh, tên tiếng Nhật là「赤ちゃんの教育」của vợ chồng giáo sư Kubota. 

“Giáo dục trẻ sơ sinh” do vợ chồng giáo sư Kubota viết đặc biệt dành riêng cho các mẹ có bé trong giai đoạn từ mới sinh tới 1 tuổi. Theo giáo sư Kubota, khác với các loài động vật khác, con người khi được sinh ra là trong trạng thái chưa hoàn thiện, nhưng chính sự dạy bảo và dìu dắt của mẹ, cũng như người thân xung quanh, cùng các tác động từ môi trường khiến trẻ ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. 

Để làm được điều này thì phải kể đến một đặc trưng của trẻ trong giai đoạn từ khi mới sinh ra, đó chính là sự phát triển vượt trội của não bộ. Tuy nhiên sự phát triển này chỉ có khi mẹ liên tục đem những tác động tốt tới trẻ trong giai đoạn đầu đời này. 

Bài liên quan: Phương pháp dạy con thông minh từ ngay trong bụng mẹ

Bài viết dưới đây chia sẻ với mẹ về những bí ẩn của não trẻ trong giai đoạn từ 0 tới 1 tuổi, do giáo sư Kubota đúc rút trong 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu về não bộ của mình.  

1. Số lượng tế bào thần kinh của trẻ khi mới sinh ra là giống nhau, trung bình khoảng 14 tỷ tế bào. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ có thể lớn lên, não trẻ có thể to ra nhưng số lượng tế bào thần kinh ở trên không tăng lên. 

2. Điều quan trọng cho sự phát triển của não trẻ nằm ở mối liên kết giữa các tế bào thần kinh. Nếu không có các liên kết thì cho dù cân nặng của não có to lên, não trẻ cũng sẽ không thể hoạt động được. 

3. Ngay từ khi sinh ra, các mối liên kết này hoạt động cực mạnh, có thể coi là mạnh nhất trong cuộc đời của trẻ nhưng chỉ với điều kiện là được tác động thường xuyên. Số lượng các khớp thần kinh đạt đỉnh tuỳ thuộc vào từng thời kỳ phát triển của từng bộ phận trong não bộ. 

4. Các tế bào thần kinh nếu không được liên kết, tác động thì lâu dần sẽ bị tiêu biến. 

5. Trẻ khi được sinh ra đều có các biểu hiện và khả năng giống nhau, tuy nhiên chính sự tác động của mẹ và môi trường xung quanh khiến cho khả năng của từng trẻ dần được bộc lộ và có khoảng cách dần dần. Nói một cách khác, tuỳ thuộc vào cách nuôi dạy của mẹ mà năng lực của mỗi trẻ mỗi khác. 

day-con-tu-0-tuoi

6. Não bộ của con người theo lý thuyết chỉ phát triển mạnh tới năm ba tuổi, sau đó cho dù có nuôi dưỡng hay tác động gì nữa thì cũng sẽ khó có thể phát triển và đạt đỉnh như giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên trong thời kỳ trước ba tuổi, trẻ vẫn đang nằm trong vùng không có phản ứng, nghĩa là dù có chịu tác động nhưng cũng không biểu hiện ra bên ngoài khiến mẹ nhanh nản chí. Tuy nhiên, nếu trong thời kỳ này, mẹ không kiên nhẫn, buông tay bỏ cuộc thì bước vào giai đoạn sau ba tuổi, sẽ không thể có được kết quả như mong đợi. 

7. Cho tới nay vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào về sự phát triển của não trẻ thực sự trên não bộ của trẻ. Hầu hết các kiến thức thu thập được đều từ kinh nghiệm của các chuyên gia, sau khi tiếp xúc với rất nhiều trẻ mà có được. Vậy nên, không có một phương pháp nào được coi là chuẩn mực trong dạy trẻ. 

8. Trong quá trình nuôi dạy trẻ, ngoài bản thân trẻ thì sự định hướng của mẹ cũng là rất quan trọng. Vậy nên bản thân mẹ nên quyết định mình sẽ nuôi dạy nên một em bé như thế nào? 

「育児の場合の目標は、どんな人間に育てるかを決めることです。」

Tạm dịch: Mục tiêu của nuôi dạy trẻ là việc quyết định sẽ nuôi dạy nên một con người như thế nào?

9. Bản thân mỗi trẻ sẽ có những đặc trưng không giống nhau, tuỳ thuộc vào môi trường giáo dục, vậy nên nhiều khi kinh nghiệm nuôi trẻ này sẽ không thể áp dụng lên trẻ khác. Là một người mẹ, người luôn tiếp xúc gần gũi với trẻ hàng ngày, mẹ nên thấu hiểu trẻ, không cần phải quá nghe theo hoặc lo lắng gì nhiều nếu bị người khác so sánh.  Thậm chí, khi nhận được lời khuyên, nếu mẹ cảm thấy nghi ngờ thì hãy hỏi lại thật kỹ, hỏi cho tới khi nào mình cảm thấy thuyết phục thì hãy áp dụng lên con mình cũng được. 

10. Trong quá trình phát triển của trẻ, thì tuỳ vào từng thời kỳ mà mẹ nên có các kích thích phù hợp. Điều quan trọng trong thời kỳ này là “quan sát và phán đoán”. Bởi lẽ việc nhìn trực tiếp sự phát triển của các liên kết thần kinh trong não là không thể, vậy nên khi mẹ mang tới trẻ một kích thích nào đó thì mẹ hãy quan sát phản ứng của trẻ, xem trẻ có gì thay đổi, phản ứng ra sao, và sau đó là so sánh với sự phán đoán ban đầu của mẹ. Việc nuôi dạy trẻ thực chất chỉ là một quá trình lặp đi lặp lại các tác động từ mẹ hoặc môi trường xung quanh tới trẻ. 

「つまり、外からいろいろ刺激を与え、いろいろな反応を誘導していきます。そのうえで、身体の成長と神経系の発達に応じて、もっとも適した刺激をちょうど良い量だけ、良い時期に与える」

Tạm dịch: Nói tóm lại là, từ các tác động từ bên ngoài môi trường sinh ra nhiều phản ứng khác nhau. Dựa vào đó, tuỳ vào từng giai đoạn phát triển của cơ thể và não trẻ mà có những tác động phù hợp, với số lượng phù hợp vào thời điểm thích hợp.