1. Khái niệm về dạy con phát triển não phải 

Khái niệm dạy con phát triển não phải bắt nguồn từ lập luận,  con người có hai bán cầu não: Não trái và não phải. Não trái điều khiển những suy nghĩ logic còn não phải thì chỉ huy những suy nghĩ mang tính chất sáng tạo. Não trái điều khiển nửa người bên phải còn não phải chỉ huy nửa người bên trái. 

Thêm nữa, chức năng của hai bán cầu não là hoàn toàn khác nhau, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Não trái thiên về thân thể còn não phải thì phụ trách về tinh thần và tâm hồn. Chính vì thế, phát triển tâm hồn trẻ cũng chính là cách để rèn luyện não phải. 

Dạy con phát triển não phải

2. Xu hướng phát triển của não phải ở trẻ trong giai đoạn 0 tới 6 tuổi 

Trong giai đoạn trẻ từ 0 tới 6 tuổi thì não phải phát triển và hoạt động nhanh nhạy hơn và trẻ có xu hướng sử dụng não phải một cách tự phát trong rất nhiều trường hợp.. Chính vì vậy, nếu mẹ quan sát kỹ sẽ thấy trẻ nhiều khi có những thắc mắc hoặc suy nghĩ rất khác so với người lớn. Ví dụ, đám mây hình con rồng, hay hoàng tử và công chúa ở thế giới khác … Những lúc như vậy, tức là trẻ đang đi vào thế giới riêng của mình, thế giới của não phải. 

Theo thầy Shichida thì đây là điều hoàn toàn dễ hiểu và dễ gặp ở trẻ em. Khi trẻ bước vào độ tuổi đi học thì não phải sẽ bị thay thế và lấn át bởi não trái, các suy nghĩ mang tính sáng tạo nhường chỗ cho tư duy logic. Đặc biệt, trong chương trình giáo dục ngày nay, thì não trái lại càng có cơ hội phát triển hơn não phải. 

3. Dạy con phát triển não phải – Năng lực tiềm ẩn không giới hạn của trẻ

Có thể nói luôn từ kết luận rằng năng lực tiềm ẩn của não phải ở trẻ là vô tận. Cha đẻ của các nghiên cứu vật lý về nguyên tử Robert Oppenheimer (1904-1967) cũng phải thừa nhận rằng: “Trẻ em khi sinh ra tuy được đánh giá là chưa hoàn thiện, nhưng ở trẻ có một khả năng mà người lớn không thể có, đó chính là Nhận thức cảm tính”. 

Nhận thức cảm tính ám chỉ giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, giúp con người nắm bắt các hiện tượng xung quanh. Và nhận thức cảm tính chỉ xuất phát từ hoạt động của não phải. 

Trong não trẻ có một vùng phát triển rất mạnh trong giai đoạn trước 6 tuổi, đó là vùng thuỳ trán (vùng nằm ở não trước). Theo giáo sư Kubota thì đây chính là vùng “suy nghĩ”, vùng đặc biệt thể hiện đặc trưng của con người, có tác dụng phân tích tất cả các phản ứng từ môi trường bên ngoài và từ đó,  truyền mệnh lệnh tới các vùng khác của thân thể. 

Tuy nhiên, mặc dù được coi là phần trung tâm của tiến hoá ở con người nhưng điều đáng buồn là vùng não trước trán đang bị bỏ quên. Đặc biệt là vùng não trước trán ở não phải. Các nhà khoa học đã gọi vùng não trước trán này là “Silent Area”, vùng im lặng để ám chỉ năng lượng ẩn sâu chưa được khai phá của vùng này. 

Nếu trong giai đoạn trước 6 tuổi mà mẹ chỉ tập trung dạy chữ và số, hay tập trung vào giáo dục năng lực cho con thì đây chỉ mới là phát triển não trái. Việc này khiến cho năng lực của con chỉ có thể phát huy tối đa được 30%, tuy nhiên nếu mẹ hướng việc giáo dục vào dạy con phát triển não phải, phát triển tâm hồn con hay cảm xúc cho con thì đây sẽ là bước đầu trong quá trình giúp trẻ phát triển được 100% năng lực sẵn có.  

Chính vì thế, việc giúp trẻ phát triển toàn diện não trái và não phải chính là trách nhiệm của những người làm mẹ, những người hàng ngày tiếp xúc với trẻ.

Dạy con phát triển não phải

4. Các bước nâng cao sự phát triển não phải của trẻ 

Chắc hẳn đọc tới đây, sẽ có nhiều cha mẹ tự hỏi vậy làm thế nào để phát triển được não phải của bé? Làm thế nào để khai thác được tiềm năng đang ngủ yên của não phải của trẻ. 

Nếu vậy, hãy thử ngay bốn cách:  “Tĩnh tâm”, “Hô hấp”, “Ám thị” và “Tưởng tượng” từ thầy Shichida nhé! Đây chính là bốn cách cơ bản trong quá trình dạy con phát triển não phải. Và từ bốn hoạt động trên, mẹ sẽ bắt não phải ở trẻ nhỏ phải làm việc. 

“Tĩnh tâm” và “Hô hấp”

“Tĩnh tâm” và “Hô hấp” thì theo đúng như nghĩa đen của từ, giúp cho trẻ có thể bình tĩnh lại, trấn an được tinh thần của bản thân mặc cho các tác động từ bên ngoài. Từ đó, cha mẹ hãy hướng tâm hồn trẻ về tình cảm với những người xung quanh. Khi trẻ nâng cao được cảm xúc của bản thân từ các tác nhân của môi trường bên ngoài, thì trẻ sẽ có khả năng tái tạo lại được hình ảnh đã được cảm nhận trước đó, giúp nâng cao năng lực tưởng tượng hình ảnh của não phải. 

“Ám thị”

“Ám thị” là suy nghĩ bản thân làm việc gì đó, đạt được trình độ và khả năng nào đó, trước khi bắt tay vào làm hoặc tập luyện trong thực tế. Việc  mẹ thực hiện ám thị đối với trẻ nghĩa là thông qua việc truyền đạt ước mơ của mẹ vào suy nghĩ của trẻ, giúp trẻ thực hiện được hành động đó trong thực tế. 

・”Tưởng tượng”

“Tưởng tượng” là việc suy nghĩ về một vấn đề, sự việc nào đó không xảy ra ở thế giới thực. Tưởng tượng thường được gắn với khả năng sáng tạo ở trẻ. Trong thời đại số thì việc trẻ có khả năng sáng tạo là một điểm cộng rất lớn. Có rất nhiều cách để làm tăng khả năng tưởng tượng ở trẻ, nhưng cách đơn giản nhất mà mẹ nên thực hiện là “đọc truyện cổ tích” cho trẻ và cùng trẻ tưởng tượng và từ đó, đặt ra các câu hỏi “Nếu …. thì …. ”. Hoặc để trẻ nhớ và kể lại câu chuyện theo cách của bản thân… 

Bốn phương pháp chính để nuôi dưỡng và dạy con phát triển não phải nhưng điều quan trọng mà mẹ nên nhớ khi cùng con luyện tập chính là: Nguyên tắc ba KHÔNG! 

KHÔNG vội vàng + KHÔNG so sánh + KHÔNG ngừng nghỉ

※ Bài viết có sử dụng thông tin từ cuốn 愛と思いやりをはぐくむ・「右脳子育て」のおすすめ , tạm dịch là “Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ・Lời khuyên trong quá trình nuôi dưỡng não phải” của giáo sư Shichida Makoto

Link giới thiệu sách: Amazon (Nhật Bản)

Xem thêm:  Dạy con bằng tiềm thức | Ám thị năm phút