※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn Nuôi dạy bé trai từ 0 đến 6 tuổi, bản nguyên gốc tiếng Nhật là「男の子の一生を決める0歳から6歳までの育て方」của tác giả Erika Takeuchi. 

1. Những đặc trưng trong cách dạy con trai

Trong quá trình tiếp xúc, nghiên cứu với hơn 12.000 bé trong mọi lứa tuổi, tác giả Erika Takeuchi (Chủ tịch Hiệp hội Huấn luyện Trẻ em Nhật Bản) đã phát hiện ra những đặc trưng mà chỉ bé trai hoặc bé gái mới có trong giai đoạn đầu đời, bao gồm cả về thể chất lẫn trí tuệ. Nếu mẹ nắm được những đặc trưng vốn có này, cộng với những điểm mạnh của trẻ thì chắc chắn sẽ tạo được môi trường tốt nhất để trẻ phát huy những năng lực vốn có của bản thân. 

・ Tự làm mọi thứ một mình

Nuôi dạy bé trai khác với nuôi dạy bé  gái, bởi lẽ con gái thì thường thích các hoạt động tập thể, được giao lưu với mọi người. Ngược lại, bé trai lại thường hiếu động hơn, thích một mình khám phá và tự trải nghiệm. Và từ các trải nghiệm mình có được, bé trai sẽ tự mình rút ra được các bài học và kiến thức cho bản thân. 

Ví dụ, cùng là một thứ đồ chơi mới, nếu để bé gái chơi thử thì khả năng cao, bé gái đó sẽ đi nhờ sự hướng dẫn của người xung quanh để hỏi cách chơi. Còn đối với bé trai thì chắc chắn, bé sẽ tự mình khám phá ra cách chơi. Vậy nên thông thường, bé trai sẽ có xu hướng tự chơi, hành động và khám phá mọi thứ một mình. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

・Hào hứng là tiền đề quan trọng trong quá trình học tập 

Hào hứng là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ. Điều này đặc biệt đúng với bé trai. Chỉ khi có hứng thú thì bé trai mới có thể tập trung cũng như bắt tay vào học hoặc một thử thách mới nào đó. Những trò chơi mà mẹ cho như cực kỳ nguy hiểm như làm phi tiêu ném, nhảy từ cầu thang xuống, cầm gậy làm trận giả.. đều là những yếu tố quan trọng để tạo hứng thú cho bé. Nếu bé trai được chơi một cách thoả mãn, hài lòng với những gì đạt được thông qua trò chơi thì bản thân mới có động lực cho những khám phá mới tiếp theo. 

・Có thời gian trưởng thành dài hơn bé gái

So sánh tốc độ phát triển của trẻ là điều không thể tránh khỏi khi nuôi dạy con. Những suy nghĩ trăn trở của mẹ như “Tại sao con bé nhà hàng xóm, bằng tuổi con mình đã nói được mà nhà mình chưa nói được?” hay “Chẳng bù cho bé con nhà bà bạn, kém nhà mình ba tháng mà đã chững chạc như học lớp một rồi”…. là hoàn toàn dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ quá nóng ruột mà thúc giục thì lại là một điều hoàn toàn không tốt. 

Trẻ được sinh ra với các thang phát triển khác nhau, đặc biệt là bé trai. Như ở trên đã nói, bé trai thường hành động một mình, tự mình phát hiện ra đồ chơi mới, tự mình khám phá, tìm hiểu và tập trung chơi. Vậy nên so với bé gái, luôn bắt chước hành động của người khác, thì bé trai có tốc độ phát triển chậm hơn. 

Tuy nhiên, phát triển chậm không đồng nghĩa với mãi mãi ở phía sau. Thông thường, chậm nhất là khi bước vào giai đoạn trung học (khoảng 12 tuổi) thì bé trai sẽ đuổi kịp bé gái. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

・Trưởng thành thông qua lỗi lầm của bản thân

Bé trai thường hiếu động, nhiều năng lượng và thích chạy nhảy hơn bé gái. Tuy nhiên, nếu đã thích và muốn khám phá một vấn đề gì đó thì sức tập trung rất là cao. Chính sự tập trung này là tiền đề để các khớp liên kết thần kinh trong não được gia tăng. Vậy nên, việc được tự do khám phá và mở rộng các trải nghiệm của bản thân đối với bé trai trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng.Chỉ khi được trải nghiệm thì bé trai mới có cơ hội được học hỏi và hiểu ra được bản chất đến từ vạn vật. Kể cả có thất bại thì cũng là một bài học để bé tự sửa, tự rút kinh nghiệm cho bản thân. 

「2歳、4歳、5歳は手がかかる。この時期に頑張れば、あとの子育てがすごく楽になる。」

Tạm dịch: “Trong quá trình nuôi dạy bé trai giai đoạn 2 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi thì mẹ sẽ rất vất vả. Tuy nhiên nếu cố gắng giai đoạn này thì việc giáo dục con về sau sẽ rất nhàn”

2. Các điểm lưu ý trong cách dạy con trai 1 tuổi

Nếu nuôi dạy con trai giai đoạn 0 tuổi tập trung chủ yếu vào phát triển sự tò mò thì vào giai đoạn 1 tuổi, khi khả năng vận động của bé trai đã tăng cao thì việc mẹ cần làm là nuôi dưỡng khả năng muốn thử sức làm của trẻ. Tác giả Erika Takeuchi đã nhấn mạnh, nếu trong cách dạy con trai 1 tuổi mà mẹ không cho bé trai của mình cơ hội được thử sức với những đồ chơi hay có những trải nghiệm mới, luôn bao bọc trẻ, cản trở không cho trẻ cơ hội trải nghiệm thì tương lai, khả năng khao khát muốn học kỹ năng mới của trẻ sẽ bị mất đi và tệ hơn nữa, là trẻ sẽ không có hứng thú với bất cứ điều gì mới. 

Để có thể nuôi dưỡng được khả năng muốn làm thử của trẻ, mẹ hãy chú ý những điểm sau nhé: 

cach-day-con-trai-1-tuoi

Để phân tích cụ thể hơn nữa, chúng ta hãy đọc tiếp phần tiếp theo khi tác giả Erika Takeuchi hướng dẫn mẹ các bước trong cách dạy con trai 1 tuổi. 

・ Luôn để trẻ có được trải nghiệm “Mẹ ơi, con làm được rồi!”

Một trong những cách giúp mẹ có thể nuôi dưỡng mong muốn khám phá thế giới bên ngoài ở trẻ chính là để trẻ có được trải nghiệm, “Con đã làm được rồi”. Việc trẻ có được trải nghiệm thỏa mãn, vui vẻ trong quá trình học hỏi và thực hành những điều mới là rất quan trọng. 

Bé trai 1 tuổi giống như một miếng bọt nước. Và khác với bé gái, bé trai chỉ có thể giữ được nguồn hứng thú với những gì mình cảm thấy thích. Vì vậy, trong giai đoạn một tuổi, khi cơ thể đã có những cử động linh hoạt nhất định, bé trai sẽ luôn muốn tự mình tìm kiếm và khám phá những thứ mới, bắt đầu từ những đồ chơi xung quanh. 

Tuy nhiên, những mong muốn được khám phá ở bé trai 1 tuổi này không phải được hình thành một cách tự nhiên. Tất nhiên, trẻ con nhìn chung rất tò mò, tuy nhiên sự hứng thú này chỉ đến từ bản thân trẻ, khi trẻ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thỏa mãn với những gì mình học được. 

Điều này đặc biệt đúng với bé trai. Bé trai nhìn chung có xu hướng đóng và thường được đánh giá là không cởi mở với môi trường xung quanh so với bé gái cùng trang lứa. Tuy nhiên đây KHÔNG phải là điều xấu mà mẹ cần phải giúp bé sửa. Thật sự KHÔNG cần thiết, đặc biệt trong giai đoạn 1 tuổi. 

Ngược lại. trong giai đoạn 1 tuổi này, điều mẹ có thể làm cho bé trai nhà mình là cho con có những trải nghiệm “mẹ nhìn này, con đã làm được rồi”, để từ đó, con có những tiền đề và động lực để có thể tiếp tục khám phá và học hỏi. 

Vậy nên, điểm lưu ý đầu tiên trong cách dạy con trai 1 tuổi là mẹ hãy luôn tươi cười và truyền đạt sự hạnh phúc, vui vẻ của mình khi con khoe mình đã làm được gì mới nhé. Có thể đối với người lớn, những thứ trẻ làm thật là đơn giản và nhỏ nhặt nhưng thực ra, chính tự sự nhỏ nhặt ấy lại rất có ích cho sự phát triển tâm lý và kỹ năng của trẻ. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

・ Mẹ nói “Mẹ cấm con làm …” quá nhiều 

Đối với việc nuôi dạy con trai thì giai đoạn từ 0 tới 2 tuổi là giai đoạn nền tảng để bồi dưỡng sự hứng thú, “con muốn làm việc A” , hay “mẹ cho con làm việc B nhé”… Tuy nhiên có nhiều trường hợp, việc con muốn làm lại khá nguy hiểm và gây phiền phức tới mẹ. Vậy lúc đó, mẹ sẽ phản ứng với những mong ước được làm thử của con là gì? 

Nếu lúc đó, câu trả lời chỉ là sự cấm đoán, hay từ chối cơ hội cho con được làm thử thì rất đơn giản để mẹ có thể trả lời đúng không? Tuy nhiên, những sự từ chối hay cấm đoán như vậy đối với sự phát triển về lâu dài của bé trai thì thật sự là KHÔNG TỐT. 

Vì sao lại vậy? 

Một trong những đặc tính của bé trai là không bền lòng. Bé trai rất năng động, thường thích chơi và khám phá mọi thứ mới, tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn. Đặc biệt rất dễ nhụt chí. Đứng trước một thứ đồ chơi mới hay thử thách mới, bé trai có thể xin phép hay nài nỉ muốn được làm thử ngay và luôn, nhưng chỉ cần một lần từ chối của mẹ hoặc người xung quanh thì ý muốn được làm thử ấy sẽ biến mất luôn. 

Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, đương nhiên sẽ gây bất lợi cho quá trình học hỏi và phát triển hứng thú của trẻ. Đối với sự phát triển của bé trai, “hứng thú” và “trải nghiệm” là hai yếu tố không thể tách biệt trong tổng thể một quá trình. Có hứng thú thì bé trai mới muốn thử sức ở những trải nghiệm mới, và kết quả ở những trải nghiệm mới đó là tiền đề để khám phá những trải nghiệm mới khác. Và chính từ những trải nghiệm liên tục như vậy, khả năng của bé trai mới được tăng dần lên và tiếp thu được kỹ năng mới. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

So với bé gái thì bé trai có sự tò mò với thế giới xung quanh cao hơn, luôn muốn biết tường tận “chân tướng” của mọi việc .Vậy nên những hành động hay những đòi hỏi muốn được làm của con, nhìn bên ngoài đối với người lớn thì thật là phiền phức, nhưng thực sự, tất cả đều có ý nghĩa. Bé trai muốn tự mình tìm hiểu ý nghĩa của đồ vật đó, tác dụng và cách sử dụng, cũng như tự mình được trải nghiệm.

Thực tế: Trẻ muốn biết chất lỏng là gì, nước biến dạng như thế nào

Thực tế: Trẻ muốn tìm hiểu trong ổ điển và lỗ tròn đó có cái gì 

Thực tế: Hành động để kiểm tra độ an toàn

Thực tế: Muốn kiểm tra hướng chuyển động của vật

Thực tế: Muốn được tự trải nghiệm sự thay đổi của xúc giác, sự biến đổi của nước..

Vậy nên thay vì nói cấm hay từ chối, cách tốt nhất trong cách dạy con trai 1 tuổi là mẹ hãy để cho bé trai nhà mình được làm trong phạm vi an toàn có thể. 

Vậy trong trường hợp những thứ con muốn làm quá nguy hiểm, thì phải làm thế nào? 

Câu trả lời là nếu thứ con muốn làm thử vượt quá giới hạn nguy hiểm thì hãy giải thích lý do với con, chứ không nên chỉ nói mỗi cấm đoán. Và trong trường hợp, con quá hiếu động, vẫn nằng nặc muốn làm thử, thì mẹ hãy xử lý bằng ba cách như dưới đây: 

Mẹ luôn nhớ, phương châm của cách dạy con trai 1 tuổi là: 

・ Không hướng dẫn con cách chơi, hãy để con tự chơi trước

Mẹ sẽ làm gì nếu trong trường hợp: Đưa cho con đồ chơi là cái xúc xắc, tạo ra âm thanh mỗi lần xắc lên và xuống nhưng con lại không biết và cho vào mồm gặm?

Mẹ sẽ giành lại và làm mẫu cho con xem, hay mẹ sẽ chờ để xem con chơi như thế nào? 

Một trong những cách dạy con trai tốt nhất, đặc biệt trong giai đoạn 1 tuổi này là mẹ hãy để con được tự chơi và quan sát cách con chơi. Và mẹ không cần phải làm mẫu hay làm thử để con biết cách chơi, điều mẹ cần làm là chỉ cần quan sát và chờ đợi là được. 

Trẻ con luôn có những khả năng khiến người lớn bất ngờ. Vì vậy chúng ta không nên áp đặt những thường thức trong suy nghĩ của người lớn lên trẻ. Thông qua những trò chơi thường ngày, trẻ sẽ có thể học được mọi thứ một cách nhanh hơn những gì bản thân người lớn có thể tưởng tượng. 

Vậy nên, mẹ không cần phải sốt ruột, không cần phải nóng lòng sợ rằng nếu mình không chỉ dẫn thì con sẽ không biết cách chơi. Mà mẹ hãy bình tĩnh, quan sát con. Cho con cơ hội được tự mình làm thử. Ngoài ra, thông qua quá trình quan sát, mẹ cũng sẽ có thể biết được con thích cái gì, con có khả năng như thế nào nữa đó. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

Việc học hỏi một thứ mới ở con trai thường khác so với con gái. Nếu bé gái (với khả năng giao tiếp xã hội tốt) thường tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh để làm một việc thì bé trai lại thường tự mình tìm hiểu cách làm. Chính điều này cũng khiến khả năng giao tiếp của bé trai bị chậm hơn so với bé gái khi lớn lên. 

Vậy nên, mẹ hãy để cho bé trai được biết rằng, việc tự mình làm, tự mình khám phá là điều tốt nhưng nếu được, con hãy học cách giao tiếp với mọi người xung quanh và tìm kiếm sự giúp đỡ cũng rất quan trọng. Nếu bé trai không thể học được khả năng giao tiếp khi còn nhỏ thì khi lớn lên, quá trình hòa nhập sẽ khó hơn, cũng như bé sẽ dễ bỏ cuộc nếu không tự mình tìm được cách giải quyết. 

・ Tạo môi trường để con có thể tập trung chơi

Khả năng tập trung có vai trò rất lớn trong sự phát triển của trẻ. Chúng ta sẽ bàn tới điều này trong bài viết “Cách dạy con trai 2 tuổi”. Khả năng tập trung giúp cho trẻ có thể tự mình khám phá một vấn đề cho tới khi chính bản thân cảm thấy thỏa mãn. Mẹ có thể nhận thấy trẻ tập trung rất rõ thông qua việc trẻ chăm chú vào việc đang làm tới mức không nghe thấy hoặc tảng lờ những gì mẹ nói. 

Những lúc như vậy, mình nói mà con không nghe thì thật là bực mình nhưng thực tế ra, việc trẻ con tập trung tới mức không để ý tới xung quanh là một việc rất có ích cho sự phát triển của trẻ. Đây được gọi là trạng thái dòng chảy tập trung, rất nổi tiếng trong thế giới tâm lý học. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

Mẹ có thể tìm hiểu thêm về trạng thái dòng chảy tập trung ở bài viết:
Phương pháp dạy trẻ tập trung  

Nếu mẹ thấy con đang tập trung chú ý một cách cao độ và đang trong trạng thái dòng chảy này thì điều mẹ cần làm là im lặng. Cho dù có muốn nói hay động viên con thì mẹ hãy chờ đợi để cất tiếng vào lúc khác nhé! 

・ Để con có cơ hội được bò một cách đầy đủ 

Cho tới nay thì rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được tầm quan trọng của vận động tới sự phát triển của não trẻ. Lý do vì bộ phận điều khiển vận động cơ thể có mối liên quan tới bộ phận chỉ huy suy nghĩ của não bộ. Trẻ càng có cơ thể hoạt động linh hoạt thì lại càng thông minh. 

体を十分に動かせることは、知能や心の発達に大きく影響するのです。

Tạm dịch: Một cơ thể được vận động đầy đủ có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của não bộ và tâm hồn. 

Đặc biệt, tác giả  Erika Takeuchi (Chủ tịch Hiệp hội Huấn luyện Trẻ em Nhật Bản) có khuyên mẹ là một trong  những giai đoạn cần phải chú ý tới vận động của con nhất là khi con tập bò. 

Rất nhiều mẹ ở Việt Nam rất nóng lòng muốn con có thể bước đi thật nhanh, bỏ qua giai đoạn bò cũng được. Nhưng thực tế ra, giai đoạn bò rất quan trọng đối với sự phát triển thể lực cũng như tính cách của trẻ. Bởi lẽ, khi trẻ bò nhiều thì cơ bụng của trẻ sẽ rất phát triển. Khi cơ bụng của trẻ được rèn luyện một cách đầy đủ thì trẻ sẽ trở nên bình tĩnh hơn, biết kiềm chế cảm xúc hơn so với trẻ cùng trang lứa. 

Chưa hết, khi trẻ bò thì bàn tay, khuỷu tay cần phải khoẻ và linh hoạt để đỡ được cơ thể. Vậy nên, khi đó não trẻ phải hoạt động liên tục nhằm phân tích các tác nhân bên ngoài, giúp trẻ giữ cân bằng cơ thể, tránh bị ngã. 

cach-day-con-trai-1-tuoi

Bò là hoạt động giúp cho trẻ phát triển được tay và nửa phần trên của cơ thể, là hình thức vận động có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của trẻ giai đoạn đầu đời mà mẹ không thể bỏ qua. Đặc biệt gần đây, đô thị hóa  khiến không gian chơi và hoạt động của trẻ bị thu hẹp. Một căn phòng rộng rãi để trẻ có thể bò gần như bị biến mất. 

Và cũng nhiều mẹ rất nóng lòng luyện cho con tập đi khi nhìn thấy bé nhà hàng xóm đã có thể bước đi, nhưng thực tế ra, việc thúc con tập đi là KHÔNG nên. Thay vào đó, mẹ hãy dọn không gian thật rộng rãi để cho trẻ luyện bò là được ! 

3. Lời kết về cách dạy con trai 1 tuổi

Hy vọng bài viết trên lý giải được cho mẹ phần nào các phương pháp và điểm chú ý trong quá trình nuôi dạy con trai 1 tuổi. Trong giai đoạn này, khi cơ thể và khả năng vận động của trẻ đã phát triển linh hoạt thì việc mẹ cần làm là nuôi dưỡng khả năng muốn thử sức làm của trẻ. Chỉ khi trẻ có hứng thú, có trí tò mò muốn khám phá và thử sức với mọi thứ xung quanh thì bé trai mới có cơ hội được học hỏi những thứ mới.

※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn Nuôi dạy bé trai từ 0 đến 6 tuổi, bản nguyên gốc tiếng Nhật là「男の子の一生を決める0歳から6歳までの育て方」của tác giả Erika Takeuchi. 

Link giới thiệu sách: Amazon (Nhật Bản)