1. Giáo dục sớm là gì? Tại sao giáo dục sớm lại quan trọng? 

Chắc hẳn thuật ngữ giáo dục sớm không còn quá xa lạ với mẹ trong những năm gần đây đúng không? Rất nhiều trường mầm non tại Việt Nam đang áp dụng phương pháp giáo dục sớm trong lớp học với mục đích giúp phát triển được tài năng tiềm ẩn của trẻ trong giai đoạn đầu đời. 

Giáo dục sớm thường được định nghĩa là phương pháp giáo dục cho trẻ từ khi mới lọt lòng cho tới  khi vào lớp một. Giai đoạn 0 tới 6 tuổi này rất quan trọng đối với giáo dục sớm, có tác dụng là tiền đề để phát triển các kỹ năng cần thiết cho trẻ. Bởi lẽ những kỹ năng mà trẻ có một cách tự nhiên trong giai đoạn từ 0 tới 6 tuổi sẽ bị mất hoàn toàn, không thể lấy lại được khi bước qua giai đoạn 8 tuổi. 

Trong cuốn sách của mình, thầy Shichida có viết rõ “Từ trước tới nay, giáo dục sớm thường được gắn với sự phát triển tự nhiên của trẻ nên mọi người (ở Nhật Bản) thường có xu hướng cho rằng, trẻ càng lớn tuổi thì càng có khả năng hơn trẻ bé tuổi, nhưng những gì tôi muốn nói là đây là điều ngược lại”. 

Và ngay sau đó, thầy Shichida đã chỉ ra rằng, trẻ trong giai đoạn từ 0 tới 6 tuổi, đứa trẻ nào cũng có một khả năng “ma thuật”, không có giới hạn trong sự học hỏi và hấp thu kiến thức. Tuy nhiên, khả năng này nếu không được sử dụng thường xuyên thì sẽ bị biến mất và vĩnh viễn không quay trở lại được. 

Để tham khảo, mẹ hãy nhìn biểu đồ ở hình dưới đây: 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre

Như mẹ đã nhìn ở biểu đồ tay trái, hình số 1 có ý nghĩa là những suy nghĩ về giáo dục sớm từ trước tới nay ở trẻ sơ sinh, khi nhiều người cho rằng, trẻ sơ sinh chỉ là một tờ giấy trắng theo đúng nghĩa đen, không có khả năng gì cả. Và trong quá trình giao tiếp xã hội, trẻ sẽ dẫn phát triển những khả năng của bản thân thông qua học hỏi và tiếp thu kiến thức tự nhiên. Vậy nên, khả năng của trẻ sẽ càng ngày càng tăng khi trẻ trở nên lớn tuổi. 

Tuy nhiên, những nghiên cứu hiện đại về não bộ học của trẻ sơ sinh, giáo dục sớm, những công trình nghiên cứu dài hàng chục năm giữa các em bé được giáo dục sớm, được dạy dỗ cẩn thận ở giai đoạn đầu đời với các em chỉ đón nhận giáo dục thông thường đã cho thấy, trẻ em được sinh ra với khả năng tiềm ẩn không thể khai thác hết. Chính trạng thái chưa hoàn thiện của bộ xương, hệ thống thần kinh não bộ, tâm lý khiến cho trẻ sơ sinh có thể tiếp thu được kiến thức từ bên ngoài nhanh hơn so với bất kỳ độ tuổi nào. 

Tuy nhiên, mẹ cũng cần nhớ một điều quan trọng, giáo dục sớm không phải với mục đích để nuôi dạy thiên tài hay nhồi nhét kiến thức sớm tới trẻ, ép trẻ học tiếng Việt, học đánh vần. Thực chất, giáo dục sớm chỉ giúp cho trẻ phát triển được đa giác quan, thông qua môi trường chơi và học để giúp các tế bào thần kinh liên kết với nhau, giúp trẻ có nền tảng và bước đệm tốt nhất cho quá trình lĩnh ngộ kiến thức về sau này. 

この魔法的な赤ちゃんの才能は、八歳では0になってしまいます。六歳はこのマジカルな能力の固定化の年齢です。

Tạm dịch: Khả năng tiềm ẩn đầy “ma thuật” của trẻ sẽ trở thành 0 vào năm trẻ 8 tuổi. 6 tuổi chính là cột mốc chỉ năng lực của trẻ đã trở nên hoàn thiện. 

2. Có nên giáo dục sớm cho trẻ? 

Và một bằng chứng nữa để trả lời được câu hỏi “Có nên giáo dục sớm cho trẻ” là nghiên cứu về đường cong phát triển của giáo sư Scammon (1883-1952).  Đường cong phát triển này được công bố vào những năm 1923, trong cuốn sách tham khảo y học nổi tiếng Morris Anatomy. 

Để có thể vẽ được hệ thống đường cong phát triển này, Scammon đã sử dụng trọng lượng mô và cơ quan ở mỗi độ tuổi để mô tả sự phát triển. Sau đó, ông tổng hợp lại thành đường cong để mô tả mô hình tăng trưởng theo tỷ lệ phần trăm của một người trưởng thành. 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre
Nguồn: Internet

Nhìn chung, đường cong Scammon bao gồm bốn đường con cơ bản: kích thước cơ thể (đường màu đỏ), thần kinh (đường màu xanh lam), sinh dục (đường màu đen) và lymphoid (tạm dịch là số lượng mạch máu – đường màu xanh lá cây). 

Như mẹ đã thấy trên biểu đồ thì ngay sau khi trẻ được sinh ra cho tới năm 3 tuổi thì bộ phận phát triển nhất là não bộ (hệ thống thần kinh). Sự phát triển này diễn ra với tốc độ nhanh gấp ba tới bốn lần các bộ phận khác. Nhưng cho tới năm 6 tuổi thì lại thoải dần. 80%-90% não bộ của trẻ được hoàn thiện trong giai đoạn 6 năm đầu đời này. 

Về cơ thể thì chỉ khi trẻ bắt đầu đi học thì mới nhìn thấy sự phát triển rõ rệt. Thậm chí trong độ tuổi dậy thì, trẻ có thể cao 10cm mỗi năm. Và sự phát triển cơ thể ở trẻ sẽ kéo dài liên tục từ tiểu học, trung học cho tới cấp ba.  

Về khả năng sinh sản thì hệ thống hormon của trẻ sẽ làm việc mạnh nhất khi trẻ vào độ tuổi trung học. 

Thông qua đường cong phát triển Scammon, hy vọng mẹ có thể chú ý được rằng, trong giai đoạn đầu đời, não bộ là bộ phận phát triển mạnh mẽ nhất của trẻ mà không thể bỏ qua. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là hiện nay, nhiều mẹ đang đi ngược lại quá trình phát triển của trẻ khi chỉ chú ý tới chuyện ăn uống, tăng cân ở trẻ, cho trẻ chơi dài không kiểm soát ở sáu năm đầu đời mà bỏ qua phát triển về não bộ. Nhưng khi con vào lớp 1 thì lại bắt đầu mắng con, ép con vào khuôn phép phải ngồi học bài nghiêm túc. 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre

3. Sự phát triển của đại não trong giai đoạn 0-6 tuổi 

Thêm một lời giải thích nữa cho băn khoăn “Có nên giáo dục sớm cho trẻ” thông qua lý giải về sự phát triển của đại não.  

Vậy đại não là gì? Như mẹ đã biết, não bộ của con người được chia ra làm ba phần chính: đại não, tiểu não và thân não. Trong số ba phần chính này thì đại não là bộ phận quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ phần trăm trọng lượng cao nhất giúp con người suy nghĩ, cảm nhận, giao tiếp và ghi nhớ mọi thứ.

co-nen-giao-duc-som-cho-tre

Tất nhiên, tiểu não, thân não cũng có vai trò rất quan trọng, nhưng đại não ở người đặc biệt phát triển hơn so với các loài động vật khác. Như người ta vẫn thường nói, con người là động vật thông minh bậc nhất, nguyên do nằm ở chỗ đại não phát triển này. 

Đại não gồm hai phần chính là bán cầu não phải và bán cầu não trái (Chúng ta sẽ bàn về chức năng của hai bán cầu não ở trẻ vào ngay phần bên dưới). Hai bán cầu này được ngăn cách bởi một khe não dọc và hẹp. Lớp bề mặt ngoài của não được gọi là vỏ não. Tuy rất nhiều người đồn rằng vỏ não càng nhiều nếp nhăn thì càng thông minh nhưng trên thực tế thì không có mối liên quan giữa nếp nhăn vỏ não và trí thông minh. 

Các nếp nhăn chia vỏ não thành bốn thuỳ chính là thuỳ trán「前頭葉」, thuỳ thái dương「頭頂葉」, thuỳ đỉnh「側頭葉」 và thuỳ chẩm「後頭葉」. Đại não được cấu tạo bởi hệ thống thần kinh phức tạp. Bên trong vỏ não được gọi là chất trắng, giúp kết nối các dây thần kinh của vỏ não với các dây thần kinh khác. 

Vậy đại não thì có mối liên hệ gì với vấn đề “có nên giáo dục sớm cho trẻ” mà nhiều mẹ đang băn khoăn. Theo thầy Shichida, có ba lý do thuyết phục đến từ đại não mà mẹ cần cân nhắc như ở dưới đây: 

Thứ nhất: Sự ảnh hưởng lưỡng cực trên dưới của lớp vỏ não

Đối với não bộ con người từ khi mới sinh thì vỏ não dưới (lớp vỏ não cũ) sẽ ảnh hưởng sẽ bắt đầu hoạt động, và cho tới năm 3 tuổi, vỏ não trên (lớp vỏ não mới) bắt đầu hoạt động. Và khi lớp vỏ não trên bắt đầu hoạt động thì sẽ có những chi phối, kìm hãm sự phát triển của lớp vỏ não dưới. Vậy nên, khi trẻ được 3 tuổi, chức năng hoạt động của vỏ não dưới so với khi mới sinh đã bị giảm sút, thậm chí không thể phát huy được hết khả năng của mình. 

Đây thực sự là một chuyện buồn. Tại sao lại như vậy? Những năm gần đây, chắc hẳn rất nhiều mẹ được nghe nói tới bán cầu não trái và bán cầu não phải, cũng như tầm quan trọng của chúng trong giáo dục sớm, bởi lẽ có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Tuy nhiên, mối quan hệ của vỏ não trên và dưới lại bị bỏ qua. 

Bán cầu não trái và bán cầu não phải là hai vật thể có mối tương quan qua lại. Còn vỏ não trên dưới lại là hai vật thể không có mối tương quan qua lại. Quy tắc hoạt động của vỏ não trên dưới là theo thứ tự. Điều đó có nghĩa là vỏ não dưới sẽ phát triển trước và sau đó là vỏ não trên. Nếu vỏ não trên đã hoạt động thì vỏ não dưới sẽ ngừng hoạt động. Vậy nên, nếu mẹ không phát triển vỏ não dưới cho con trong giai đoạn từ 0 tới 3 tuổi thì sẽ mãi mãi không có cơ hội để phát triển cho con khi con lớn lên nữa. 

Và một điều nữa cũng cần phải đề cập tới là tiềm năng phát triển của vỏ não dưới và vỏ não tên là khác nhau. Vỏ não dưới được cấu tạo từ khi trẻ sinh ra nên có những tiềm năng để khai thác gần như là vô tận, trong khi vỏ não trên được hình thành sau khi trẻ sinh ra. Thế nên, có thể nói, vỏ não dưới có thể hoạt động gấp 50 tới 100 lần so với vỏ não trên. 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre
Mối tương quan của lớp vỏ não trên và dưới

Thứ hai: Mối tương quan của bán cầu não trái và bán cầu não phải

Theo như mẹ được biết thì con người sẽ có hai bán cầu não: bên trái và bên phải, với chức năng khác nhau. Bán cầu não trái, hay còn được gọi là bán cầu phụ trách hoạt động của ngôn ngữ, được sử dụng khi trẻ đọc sách, làm tính và viết văn. Bán cầu não phải, còn được gọi là bán cầu phụ trách hoạt động của trí tưởng tượng như âm nhạc, hội hoạ. 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre
Mối tương quan của hai bán cầu não

Một bộ não hoạt động tốt nên là một bộ não mà hai bán cầu não có khả năng hoạt động song song với nhau. Nếu hai bán cầu não được hoạt động tốt thì trẻ sẽ có sự tư duy logic cùng khả năng sáng tạo tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm rằng, não phải chỉ hoạt động cho tới khi trẻ lên sáu tuổi. Nếu qua sáu tuổi thì khả năng phát triển của não phải sẽ bị thu hẹp lại, nhường chỗ cho não trái phát triển. Vậy nên, trong giai đoạn đầu đời này, mẹ hãy chú ý tới những bài tập để rèn luyện não phải cho con nữa nhé. 

Thứ ba: Mối tương quan của hai bước sóng alpha và beta 

Bộ não của con người được hình thành bởi hàng tỷ tỷ tế bào có tên gọi là các nơron thần kinh. Các nơron thần kinh được liên kết với nhau bằng điện từ. Và hoạt động phát điện từ của bộ não sinh ra các bước sóng. Trong số năm bước sóng thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, có hai bước sóng cần phải được giải thích ở đây.  

Bước sóng alpha là bước sóng có biên độ tần số 8-14Hz. Bước sóng alpha rất phù hợp cho việc học tập, nghiên cứu và sáng tạo, bởi lẽ đây là bước sóng có khả năng làm tăng khả năng sáng tạo, trí nhớ, sự tập trung, giảm stress, giúp tăng cường hiệu suất học tập. 

Ngược với bước sóng alpha là bước sóng beta. Bước sóng beta là bước sóng có biên độ tần số từ 14-30Hz, thường xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta. Bước sóng beta đại diện cho trạng thái tỉnh táo, tập trung cao độ, năng lực tư duy logic và giải quyết vấn đề. Tuy rất cần cho cuộc sống của con người nhưng bước sóng beta sẽ dễ gây bồn chồn, hưng phấn quá độ và stress nếu như não bộ ở trong trạng thái của bước sóng beta quá lâu. Vậy nên, bước sóng beta không phù hợp để cho học tập và tiếp thu kiến thức. 

co-nen-giao-duc-som-cho-tre
Nguồn: Internet

Vậy hai bước sóng này có liên quan gì tới vấn đề “Có nên giáo dục sớm cho trẻ?”

Trong quá trình trẻ từ lúc mới sinh cho tới năm 6 tuổi, thì bước sóng chủ chốt điều khiển não bộ của trẻ chính là bước sóng alpha. Như đã nói ở trên, đây là bước sóng rất phù hợp cho việc học hỏi và tạo hoá đã cho trẻ một khả năng tự nhiên để tiếp thu kiến thức. Vậy nên, đây cũng giúp mẹ lý giải rằng tại sao trẻ trong giai đoạn sáu năm đầu đời lại học hỏi mọi thứ nhanh và dễ dàng như vậy. 

Tuy nhiên, chỉ cần qua năm 6 tuổi, thì bước sóng alpha sẽ biến mất và nhường chỗ cho bước sóng beta. Bước sóng beta như đã giải thích ở trên, là bước sóng xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, không phù hợp cho việc học tập. 

Xem thêm: Dạy con từ 0 tuổi, những bí ẩn của não trẻ

4. Vậy có nên giáo dục sớm cho trẻ? 

Hy vọng thông qua những lời giải thích từ thầy Shichida về sự phát triển của não bộ học trong giai đoạn 6 năm đầu đời của trẻ đã giúp mẹ có được câu trả lời cho mình cho câu hỏi “Có nên giáo dục sớm cho trẻ?”. 

Ngoài thầy Shichida thì cũng có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trẻ được tiếp xúc với giáo dục sớm, vui chơi có định hướng từ những năm đầu đời có sự linh hoạt trong giác quan cảm nhận, suy nghĩ, ứng xử với môi trường xung quanh. Không những thế, việc được tham gia giáo dục sớm còn giúp trẻ có kỹ năng đọc tốt hơn, lượng từ vựng phong phú hơn, khả năng giao tiếp và truyền đạt suy nghĩ của bản thân cao hơn mặt bằng trung khi lớn lên. Ngoài ra, việc mẹ thường xuyên tương tác với con ở các hoạt động trong giáo dục sớm còn còn giúp mẹ phát hiện được tài năng của con, giúp sớm có những hoạt động bổ trợ con để con có thể duy trì và phát triển tài năng của mình một cách tự nhiên nhất. 

※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn “Phương pháp giáo dục con thông minh”, bản gốc tiếng Nhật là 「賢い子供の育て方」của giáo sư Shichida Makoto. 

Nguồn tham khảo:

https://ironmanperformance.org/new-blogs/2020/6/19/
http://www.brain-studymeeting.com/str/daino/