1. Dạy con đúng cách là gì?

Dạy con đúng cách, hay nói sao cho trẻ nghe lời hắn là mối băn khoăn của không ít bậc phụ huynh bởi vì giáo dục con thời hiện đại đang có những chuyển biến rất to lớn. Môi trường sống thay đổi nhiều làm cho tâm lý trong trẻ cũng thay đổi. Trẻ trở nên ương bướng hơn, nhiều khi không hợp tác với mẹ trong quá trình giáo dục.

Tuy nhiên nếu mẹ thử thay đổi phương pháp tiếp cận, bằng cách nuôi dưỡng tình yêu với trẻ tâm hồn trẻ thì chắc chắn kết quả sẽ rất khác. Dưới đây là bốn cách giáo sư Shichida Makoto gợi ý cho mẹ trong việc dạy con đúng cách, có sử dụng não phải. . 

Phương pháp giáo dục Shichida từ lâu đã được coi là phương pháp giáo dục tập trung vào phát triển não phải trong giai đoạn từ 0 tới 6 tuổi. Tuy nhiên trong cuốn “Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ”, thầy Shichida không đề cập quá nhiều tới các bước phát triển não phải như thường thấy, mà chủ yếu là các bước để xây dựng một tâm hồn đầy tình yêu ở trẻ, một bước không thể thiếu trong quá trình dạy con đúng cách. 

Tại sao lại như vậy? 

Bởi vì thầy Shichida quan niệm, một bộ não khỏe mạnh cần được nuôi dưỡng ở một tâm đầy tình thương. Ý tưởng này xuất phát từ việc có quá nhiều mẹ chỉ tập trung vào phát triển thể chất, suy nghĩ xem nên “cho con ăn gì” chứ không bận tâm tới nên “cho con học gì, cho con đọc sách nào”. Và thực tế đã chứng minh rằng, tâm hồn của trẻ càng phong phú, chỉ số cảm xúc EQ càng cao thì tương lai khi ra ngoài xã hội, trẻ sẽ cảm thông với thế giới xung quanh nhiều hơn, cũng như dễ nhận được ủng hộ của đại đa số hơn. Giáo dục trẻ thơ chính là giáo dục tâm hồn. 

“Tâm hồn của con chính là chiếc gương phản chiếu tấm lòng của cha mẹ” 

Trích cuốn Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ – Tác giả Shichida Makoto

Vậy làm thế nào để dạy con đúng cách? Và làm thế nào để có thể xây dựng được một tâm hồn đầy tình yêu thương ở trẻ? 

2. Cách để xây dựng một tâm hồn đầy tình thương ở trẻ

・Ngay từ lúc sinh ra, hãy bế con ngay vào lòng 

Hiện nay, không chỉ ở Nhật mà còn ở nhiều nước trên thế giới thì việc trẻ phải tách mẹ sau sinh là điều dễ hiểu. Bởi vì người mẹ sau vượt cạn cần thời gian nghỉ ngơi, cũng như trẻ cần được bế đi vệ sinh thân thể. Nhưng thực tế ra, thói quen cần phải được xem xét lại.

Khi sinh ra, trẻ sơ sinh có một hành động đặc biệt gọi là “hành động phản xạ”, đây là hành động phản lại từ cơ thể bé đối với các tác động từ bên ngoài thiên nhiên. Ví dụ như tộc người Inuit (Eskimo) sống tại vùng Bắc Cực lạnh giá, vì điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên người mẹ được bế và ủ ấm cho con ngay sau sinh, thậm chí họ còn địu con trước bụng và hướng mặt con hướng vào bầu sữa ấm của mình. Chính điều này đã làm kích thích hành động phản xạ ở trẻ sơ sinh khi bàn chân và bàn tay con được chạm vào người mẹ khiến con cảm thấy yên tâm và ấm áp. 

Một điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại trên cả tuyệt vời khi tình cảm của người mẹ truyền được vào tâm hồn con ngay từ lúc sinh ra. 

Dạy con đúng cách của người Nhật
Dạy con đúng cách của người Nhật (Ảnh minh hoạ)

・Sử dụng ngôn từ nhờ vả với con

Một điều dễ nhận thấy trong xã hội Nhật hiện nay là sự lịch sự thái quá giữa người với người. Nếu hai người chẳng may va phải nhau ở công viên hay tàu điện ngầm thì chắc chắn cả hai sẽ xin lỗi và nhận lỗi về mình. Tuy nhiên điều này lại không mấy khi thấy tại các gia đình khi lối nói suồng sã đã quá phổ biến và khoảng cách giữa các thành viên lại đang càng cách xa nhau. 

Chính vì vậy, thầy Shichida đã khuyên rằng, với tư cách là một người mẹ, để có thể dạy con đúng cách ngay từ đầu,  chúng ta nên sử dụng các từ ngữ nhờ vả hoặc cảm ơn với con cái. Bởi vì nếu một đứa trẻ thường nhận được các câu ra lệnh từ phía người mẹ thì dần dần tâm hồn đứa trẻ đó sẽ bị đóng lại. 

Ví dụ nếu như được con giúp gì, thì ngay sau đó người mẹ nên ôm con và nói với con nhẹ nhàng rằng rất cảm ơn con, nhờ con giúp đỡ mà mẹ đã xong việc nhanh hơn, hay là mẹ rất thích được con giúp… thì chắc chắn ngôn từ của người mẹ sẽ chảy vào tâm hồn bé nhanh hơn, khiến bé vui vẻ và hạnh phúc hơn rất nhiều. 

“Một đứa trẻ luôn được bố mẹ động viên, yêu thương và khen ngợi thì sẽ có tâm hồn lành mạnh, có sự an tâm, lớn lên sẽ trở thành một em bé dễ bảo, dễ gần!”

Trích cuốn Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ – Tác giả Shichida Makoto

・Nắm vững nguyên tắc 3 mắng

Theo thầy Shichida,  trong quá trình dạy con đúng cách, người mẹ chỉ cân nhắc việc mắng hoặc phạt con nếu xảy ra ba trường hợp: 

  1. Con làm tổn thương người khác
  2. Con quấy nhiễu, làm ảnh hưởng tới người khác
  3. Con không nhận trách nhiệm cho hành động của mình. 
Dạy con đúng cách của người Nhật
Dạy con đúng cách của người Nhật (Ảnh minh hoạ)

・Luôn nhớ “Không có đứa trẻ nào trên thế gian này là bỏ đi”

Ai cũng mong muốn đứa trẻ mình sinh ra là hoàn hảo nhất có thể. Đây là kỳ vọng dễ hiểu đối với bậc làm cha làm mẹ, tuy nhiên trong một vài trường hợp, chính sự kỳ vọng này đã khiến không ít tâm hồn trẻ bị méo mó vì phải chạy theo sự điều chỉnh của bố mẹ. Và thực tế là, nếu bị mắng quá nhiều thì trẻ sẽ có ấn tượng không tốt về thế giới, dưới ánh mắt của trẻ, xung quanh toàn những điều đáng sợ, từ đó gây ra các hành động bạo ngược. 

Trong quá trình dạy con đúng cách, bố mẹ nên nhớ rằng: Nếu hành động của con không làm ảnh hưởng tới người xung quanh thì nên để cho con tự mình khám phá, tìm hiểu và chắc chắn, trẻ sẽ học được rất nhiều từ những hành động của chính bản thân mình.

Khẳng định sẽ sinh ra khẳng định còn phủ định sẽ đẻ ra phủ định. Nếu ngay từ đầu chấp nhận cá tính của con trẻ một cách khẳng định thì trẻ sẽ phản ứng lại một cách khẳng định. 

3. Lời kết

Hiện nay, dạy con đúng cách hay vô vàn các mối lo khác như chạy theo thành tích, vào trường điểm hay công ty lớn đã trở thành một gánh nặng đối với cả mẹ và trẻ, tuy nhiên nếu bố mẹ quá coi trọng thành tích thì trẻ rất dễ bị áp lực khiến cả tâm hồn và trí não đều khép lại. Nhưng nếu cả mẹ và trẻ cùng vui vẻ trong hành trình giáo dục thì cả học vấn và tâm hồn đều rộng mở, trẻ trở nên thích học hơn và dễ trở thành thiên tài.

心を育てると脳も育つ、心を開くと脳の力も開く!
“Nuôi dưỡng tâm hồn là nuôi dưỡng não. Mở rộng tâm hồn là mở rộng não” 

Trích cuốn Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ – Tác giả Shichida Makoto

※ Bài viết được trích từ cuốn 愛と思いやりをはぐくむ・「右脳子育て」のおすすめ , tạm dịch là “Xây dựng tình yêu và suy nghĩ cảm thông ở trẻ・Lời khuyên trong quá trình nuôi dưỡng não phải” của giáo sư Shichida Makoto

Link giới thiệu sách: Amazon (Nhật Bản)