※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn “Phương pháp giáo dục trẻ hàng đầu”, tên tiếng Nhật là 「一流の子育て」của hai tác giả Moogwi Kim và Miss Pumpkin 

Bài liên quan: Phương pháp giáo dục hàng đầu (Phần hai): Các bước xây dựng bảy kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đầu đời!

1. Lời mở đầu 

“Phương pháp giáo dục hàng đầu” do hai tác giả Moogwi Kim và Mrs. Pumpkin là một trong những cuốn sách cực hay viết về tầm quan trọng của giáo dục trong gia đình giai đoạn đầu đời của trẻ. Với mục đích trở thành cuốn bách khoa toàn thư cho bố mẹ, cuốn sách đã liệt kê ra 7 đức tính cần thiết cho sự phát triển của trẻ khi bước ra xã hội, những đức tính giúp cấu thành một nhà lãnh đạo tài năng, cũng như 55 phương pháp giáo dục mang tính chất thực tiễn giúp bố mẹ có thể tối ưu hoá được môi trường nuôi dạy con ngay trong gia đình. 

Cuốn sách “Phương pháp giáo dục hàng đầu” được lấy ý tưởng từ kinh nghiệm giao tiếp với các nhà lãnh đạo hàng đầu của tác giả Moogwi Kim khi ông nhận thấy, mặc cho cùng được tốt nghiệp từ một môi trường đại học, cùng được tập huấn trong một môi trường giống nhau sau khi vào công ty, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa các nhà lãnh đạo cấp cao và nhà lãnh đạo tầm trung. Sự khác biệt này không chỉ nằm ở chỉ số thông minh hay nền tảng kiến thức, mà gốc rễ chính là ở môi trường giáo dục mà mỗi cá nhân nhận được tại gia đình trong giai đoạn trước khi tới tường.

Vậy nên, cuốn sách “Phương pháp nuôi dạy trẻ hàng đầu” được ra đời từ sự nhận thức đó. Thông qua ý kiến của hơn 200 học sinh ưu tú đến từ các trường top đầu tại Nhật Bản như Tokyo, Waseda, Keio, Đại học Công nghiệp Tokyo…, về những điểm mạnh nhận được từ sự giáo dục của bố mẹ khi còn nhỏ, cộng với kinh nghiệm giáo dục thực tiễn nhiều năm của cô Miss Pumpkin và những trải nghiệm mang tính chất toàn cầu của tác giả Moogi Kim, tất cả đều được đúc kết trong “Phương pháp giáo dục hàng đầu”. 

2. Bảy đức tính tạo nên một nhà lãnh đạo tài năng

Khi bước ra xã hội, thoát khỏi vòng tay an toàn của bố mẹ, chắc hẳn sẽ có rất nhiều trẻ cảm thấy sốc vì sự khác biệt hoàn toàn giữa hai môi trường. Tuy nhiên ngược lại thì lại có những trẻ vẫn trụ vững và phát huy được khả năng mình sẵn có. Theo kinh nghiệm được tiếp xúc với nhiều nhà lãnh đạo cấp cao của tác giả Moogwi Kim thì, tuy cùng là một chức vụ quản lý nhưng cách làm việc của nhà lãnh đạo hạng một sẽ luôn có tính chất khác biệt so với các nhà lãnh đạo hàng trung, khi khả năng nắm bắt và xử lý vấn đề nhanh nhạy hơn, kết quả được tạo ra luôn tốt hơn, cũng như thái độ luôn cầu tiến trong công việc.  

Và sự khác biệt này nằm ở bảy đức tính mà mẹ hoàn toàn có thể bồi dưỡng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ: 

・ Tính tự chủ

Ngay từ khi còn nhỏ trẻ cần phải biết suy nghĩ bản thân thích gì, muốn làm gì và cái gì đối với mình là quan trọng. Leadership (Khả năng lãnh đạo) không thể thiếu được tính tự chủ khi một quyết định được đưa ra hoàn toàn dựa trên phán đoán của cá nhân và không bị lung lay bởi quan điểm của những người xung quanh. 

Bài liên quan: Dạy trẻ tính tự lập, ba điều mẹ cần biết

・Xây dựng tầm nhìn về triển vọng tương lai 

Thật sự trẻ được sinh ra luôn mang theo những tài năng nhất định của mình, tuy nhiên để có thể phát hiện được khả năng này thì không ít thời gian và nỗ lực cần được bỏ ra. Và một trong các cách mẹ có thể giúp trẻ chính là xây dựng được tầm nhìn của bản thân về chính bản thân mình trong tương lai. Việc này sẽ giúp mẹ không phải nuôi dạy được một em bé giỏi làng nhàng ở nhiều lĩnh vực mà là một em bé có năng khiếu cực giỏi về một lĩnh vực nào đó. 

・Sự kiên cường quyết tâm không bỏ cuộc

Một trong những yếu tố tạo nên thành công ngoài IQ (trí thông minh sẵn có) còn là nhiệt huyết để thực hiện một nhiệm vụ tới cùng. Một công việc, nếu đã có nhiệt huyết để bắt tay vào làm thì cần phải có sự chuyên tâm và nghiêm túc trong quá trình thực hiện, cho dù có thất bại cũng không bao giờ nản lòng mà bỏ cuộc. 

phuong-phap-giao-duc-hang-dau

・ Khả năng giao tiếp, tạo dựng lòng tin 

Giao tiếp là khả năng thiên phú của con người, tuy nhiên giao tiếp như thế nào và làm thế nào để có thể nói chuyện hoà hợp được với đối phương lại là một điều cực quan trọng. Đúng là trong xã hội, nói chuyện là khả năng quan trọng, tuy nhiên việc này phải được diễn ra trên nền tảng thấu hiểu nhau giữa các bên. 

・Lòng khao khát được khám phá tri thức

Trong biển tri thức bất tận thì việc mẹ tạo dựng được động lực học tập cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là điều không thể thiếu. Việc tiếp thu kiến thức ở đây không phải do sự thúc ép của bố mẹ mà xuất phát từ sự tò mò và niềm vui thích khi khám phá được điều mới mẻ trong xã hội. 

・Khả năng học hỏi không ngừng nghỉ

Học tập thật sự có chỉ dừng lại ở kiến thức, điểm số hoặc thành tích trên trường? Nếu chỉ dừng lại ở đây thì phạm vi giáo dục trẻ đang bị thu hẹp lại một cách đáng kể. Ngoài những kiến thức trên lý thuyết thì việc giáo dục trẻ cũng phải bao gồm những thứ thông thường như giáo dục lễ nghĩa, rèn luyện nhân cách, tôn trọng thời gian.. Nếu bản thân bố mẹ không tạo dựng được hình mẫu để con cái có thể noi theo, bỏ qua một phạm trù thì việc giáo dục đã mất đi một phần ý nghĩa của nó. 

Xem thêm:

10 bí quyết giúp trẻ hứng thú trong học tập

Tám điều quan trọng để phát triển tài năng trẻ

・Tấm lòng nhân hậu với xung quanh 

Điều cuối cùng, không một đứa trẻ nào trên thế giới có thể tồn tại mà thiếu đi sự yêu thương và tôn trọng từ mẹ và những người xung quanh. Với tư cách là người đưa trẻ đến với thế giới, mẹ hãy để cho trẻ cảm nhận được tình thương, sự tin tưởng và được chấp nhận từ những người xung quanh nhé. Và đến lượt trẻ, trẻ sẽ dùng tình thương và sự tin tưởng mình nhận được để đáp trả lại thế giới và xã hội. 

Vậy để có thể tạo dựng được bảy năng lực nêu trên, mẹ cần phải xây dựng môi trường giáo dục tại gia đình cho trẻ như thế nào ngay từ khi còn nhỏ? 

Xem thêm: 

Phương pháp giáo dục hàng đầu (Phần hai): Các bước xây dựng bảy kỹ năng cần thiết cho trẻ trong giai đoạn đầu đời!

※ Bài viết có sử dụng thông tin trong cuốn “Phương pháp giáo dục trẻ hàng đầu”, tên tiếng Nhật là 「一流の子育て」của hai tác giả Moogwi Kim và Miss Pumpkin