Trẻ đi học mẫu giáo nhút nhát: Con bạn thực sự nhút nhát và luôn trốn sau lưng của bố mẹ. Điều này chẳng hề cải thiện khi con lớn lên và bước vào độ tuổi chuẩn bị đi học. Bạn có bao giờ nản lòng và muốn con hòa nhập hơn với xã hội, nơi có bạn bè cùng trang lứa. Tại sao trẻ lại nhút nhát như vậy? Hãy cùng phân tích một số các yếu tố khiến trẻ trở nên xấu hổ và tự ti trước mặt người khác cũng như các phương pháp để giúp cha mẹ có thể cải thiện được tình trạng này nhé! Nếu cha mẹ có thể bắt đầu được các hoạt động cải thiện tình trạng này từ khi trẻ còn nhỏ thì có thể giúp trẻ có khả năng giao tiếp tốt với người khác, trở thành người có thể ứng phó với các tình huống khác nhau trong tương lai.

1. Trẻ nhút nhát là gì? 

Theo bác sĩ tâm ký Kina Takagi thì nhút nhát là từ chỉ tính cách nội tâm của một con người trong giới hạn bình thường khi người đó có xu hướng nhẹ nhàng, khiêm tốn, yếu đuối trước đám đông. Đặc biệt, đây không phải là chứng rối loạn tâm thần và nhút nhát không hề có ý nghĩa xấu. 

Theo giáo sư Talia Erie, giáo sư tại King’s College London, chuyên nghiên cứu di truyền về hành vi phát triển thì 30% nguyên nhân khiến con người trở nên nhút nhát nằm ở chỗ di truyền còn phần còn lại là do môi trường. Khi một đứa trẻ được sinh ra đời thì gen và môi trường luôn tương tác với nhau và chỉ riêng gen di truyền thôi thì sẽ không thể quyết định tính cách nhút nhát của trẻ .Vậy nên, cha mẹ hoàn toàn có thể nhắm vào 70% còn lại để thay đổi môi trường xung quanh con, từ đó giúp con thay đổi tính cách nhút nhát của mình. 

Hay theo như giáo sư Keiko Takahashi của đại học Thánh tâm(tên tiếng Nhật: 聖心女子大学)thì nếu di truyền và môi trường phối hợp chặt chẽ với nhau thì tính khí tự nhiên hoàn toàn có thể thay đổi.

2. Dấu hiệu của trẻ nhút nhát khi đi học mẫu giáo 

Vậy khi một đứa trẻ có tính cách nhút nhát mà lại phải bước chân vào một môi trường mới như đi học mẫu giáo thì sẽ có chuyện gì xảy ra. Các mẹ hãy thử đọc tâm sự dưới đây của một mẹ Nhật có con nhút nhát khi đi học mẫu giáo nhé. 

“娘は春から年中さんで入園しました。赤ちゃんの頃から本当にひどい人見知りで、4歳になった頃にやっと知らない人の前で顔をあげることができるようになったほどです。当時に比べたらだいぶ良い方ではあるのですが、まだまだうまくいかないようなのです。お友達がいる公園などに行っても、私から離れていかず帰りたがります。理由は「恥ずかしいから」です。

私が先頭をきって輪に入っていっても、その場にいますが、輪には入っていけないようです。しまいには、その公園に「また入っていくとはずかしいから」と行くことすらやめてしまうのです。2年生の兄とは、「やめて!」など大喧嘩できるほどですし、冗談を言ったり本当に楽しい子なのですが、幼稚園で全く発揮できず物静かな子でいるのは相当なストレスなのではないか、とも思います。吃音がなかなかスッキリ治らないのも関係あるのかな…と思ってみたりもします。どうすれば、本人が恥ずかしいということを乗り越えて1歩踏み出すことができるのでしょうか。なにかアドバイスあればぜひ教えてください。” 

Nguồn: school.js88.com

Tạm dịch: Con tôi đi học mẫu giáo từ mùa xuân năm ngoái. Từ hồi còn bé, con bé đã là một đứa trẻ cực kỳ nhút nhát. Chỉ tới khi năm 4 tuổi thì nó mới có thể ngẩng mặt lên trước mặt người khác. So với hồi còn bé thì có thể là một bước tiến lớn nhưng tôi vẫn cảm thấy có gì đó không ổn. Ngay cả khi tôi dẫn con đi chơi công viên để có thêm bạn nhưng con gái tôi vẫn không chịu rời khỏi tôi và cuối cùng, chúng tôi đã trở về nhà. 

Tuy nhiên, khi trở về nhà thì con bé trở thành một người khác khi liên tục khiêu chiến với anh trai học lớp hai của nó, liên tục pha trò và quậy phá, tuy nhiên điều này đã không xảy ra khi con bé đi học mẫu giáo. Nhiều khi tôi tự hỏi không hiểu con bé có bị căng thẳng quá mức khi ở ngoài môi trường lạ hay không, hay nó đang bị ngượng vì tật nói lắp không thể chữa lành của mình. Tôi đang không biết mình phải làm gì để giúp con vượt qua được sự nhút nhát và xấu hổ này nữa. Xin cho tôi lời khuyên.

tre-di-hoc-mau-giao-nhut-nhat
Trẻ đi học mẫu giáo nhút nhát (Ảnh minh họa)

3. Nguyên nhân khiến trẻ trở nên nhút nhát 

Chắc sau khi đọc xong dòng tâm sự trên, rất nhiều mẹ cảm thấy đồng cảm với người mẹ trong bài trích. Trẻ không thể cư xử hòa đồng khi đi ra ngoài và giao tiếp với những đứa trẻ khác, trong khi ở nhà, trẻ hoàn toàn giao tiếp bình thường với anh chị em. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ trở nên nhút nhát, thụ động đặc biệt là khi bước tới độ tuổi đi học mẫu giáo vậy? 

・Nguyên nhân thứ nhất: Trải nghiệm thất bại trong quá khứ 

Đầu tiên là xuất phát từ chính bản thân trẻ, từ kinh nghiệm của chính bản thân con. Kinh nghiệm này có thể là một trải nghiệm khi trẻ mắc lỗi, bị người khác cười nhạo và khi muốn làm một điều gì mới, trẻ lại bị ám ảnh bởi kinh nghiệm bị thất bại trong quá khứ. 

Cho dù đối với người lớn chúng ta thì thất bại là bước đệm tới thành công thì đối với trẻ nhỏ, mọi thứ không được dễ dàng như vậy. Thậm chí một thất bại đối với chúng ta là dễ thương, ví dụ như khi trẻ nói lắp, trẻ bị té ngã ở chỗ đông người thì đối với trẻ, đây vẫn là một trải nghiệm to lớn và kinh hoàng. Điều này rất dễ dẫn tới suy nghĩ: “Nếu bị giống như lần trước thì… ” ở bên trong trẻ, khiến trẻ trở nên nhạy cảm hơn và nhút nhát hơn với mọi thứ xung quanh. 

・Nguyên nhân thứ hai: Thái độ của người lớn 

Thái độ của người lớn hay những người xung quanh trẻ có tác dụng nhất định đối với sự hình thành nên tính cách của trẻ. Ví dụ khi trẻ xông xáo, háo hức để làm một điều gì mới nhưng cha mẹ ngay lập tức cản trở hay nhắc nhở con quá nhiều, thậm chí làm thay con thì lâu dần, con sẽ có suy nghĩ là “mình là đứa trẻ chẳng làm được gì cả” và dừng suy nghĩ cũng như tham gia trải nghiệm mới. Điều này lâu dần dẫn tới tâm lý ỉ lại và sợ hãi trong trẻ. Nếu gặp điều gì mới là ngay lập tức dựa vào cha mẹ và chỉ có thể bám quanh quẩn bên cha mẹ. 

・Nguyên nhân thứ ba: Kinh nghiệm cá nhân của trẻ chưa đủ 

Trong quá trình trưởng thành của trẻ thì việc làm được một điều gì đó là rất quan trọng. Việc trẻ hoàn thành được một thử thách mới hay học hỏi được một điều gì mới sẽ dẫn tới động lực và phát triển sự tự tin của trẻ. Nếu vì một lý do nào đó, cơ hội trải nghiệm và làm điều mới này của trẻ bị giảm đi thì trẻ sẽ thiếu tự tin khi đối mặt với mọi thứ một mình và lâu dần, trẻ sẽ trở nên nhút nhát, thiếu tự tin vào bản thân và không thể hòa đồng với môi trường xung quanh, kể cả khi đã bước vào độ tuổi mẫu giáo. 

Khi trẻ vốn dĩ có tâm lý không ổn định mà lại phải bước vào một môi trường hoàn toàn mới như lớp mẫu giáo thì thực sự trẻ sẽ thu mình và không thể hòa đồng với những đứa trẻ khác. Lâu dần sẽ tạo nên một em bé nhút nhát khi đi học mẫu giáo. 

4. Nên làm gì khi trẻ nhút nhát lúc đi học mẫu giáo 

Vậy nên làm thế nào để trẻ trở nên tự tin, tránh nhút nhát khi bước vào độ tuổi mẫu giáo? Để con bạn có thể hành động mà không ngại ngùng thì có một vài cách mà bạn có thể tham khảo và thực hiện trong cuộc sống hàng ngày của mình. 

・Phát triển điểm mạnh của trẻ 

Thông thường khi thấy con mình nhút nhát, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bực mình, quát mắng, đưa ra sự so sánh giữa con mình với những đứa trẻ khác như: “Tại sao con lại không làm?”, “Con xem ai cũng làm được”… Điều này không giúp trẻ trở nên tự tin hay mạnh dạn hơn, ngược lại còn khiến trẻ trở nên căng thẳng hơn khi liên tục bị công kích từ phía bố mẹ. Trong trường hợp này, thay vì ưu tiên cho thể diện của cha mẹ, hãy ưu tiên để phát triển điểm mạnh trong trẻ. 

Mỗi đứa trẻ có một sở thích và sở trường khác nhau. Chẳng hạn như vẽ tranh, múa hát, nhảy dây và chơi đàn. Bằng mọi cách, hãy để con cảm thấy thoải mái và được thư giãn làm những điều mình thích. Khi con làm được một điều gì đó từ kỹ năng của mình thì hãy khen con, khen vì sự nỗ lực hay công nhận tài năng của con. Điều này sẽ khiến con trở nên tự tin hơn rất nhiều. 

Dần dần, khi con bạn trở nên tự tin với bản thân của mình thì bạn có thể mở rộng phạm vi tập trung của trẻ vào những điều mới lạ. Ví dụ chơi với một nhóm trẻ nhỏ có cùng sở thích, hoặc kết bạn mới ở câu lạc bộ, giao lưu các bạn trẻ giữa các lớp năng khiếu. Việc trẻ có thể thể hiện được cá tính và tài năng của mình sẽ khiến việc xấu hổ của trẻ được giảm bớt, giúp trẻ tự tin hơn khi bước vào giai đoạn học mẫu giáo. 

・Coi trọng tiến độ phát triển của trẻ

Mỗi đứa trẻ đều có một thang phát triển riêng của mình, cũng như cách sử dụng thời gian riêng của mình. Đối với các bậc phụ huynh, khi nhìn thấy con mình rề rà thì sẽ có xu hướng thúc giục “Nhanh cái tay, cái chân lên”… Tuy nhiên hãy nhớ rằng, trẻ có đồng hồ phát triển riêng và cách sử dụng thời gian của riêng mình. Là người bảo mẫu cho trẻ, cha mẹ nên tôn trọng thời điểm của trẻ. 

Thời gian của trẻ không giống với thời gian của người lớn. Theo giáo viên của một trường mầm non tư thực, cô Ichikawa thì trẻ luôn có thời gian riêng của chúng. Nếu người lớn luôn giục giã trẻ như “Chào bác đi con” hay “Ra chơi với bạn đi con”, “Làm nhanh tay lên”…thì sẽ có khả năng cao là trẻ sẽ bỏ lỡ các khoảng thời gian của mình, khiến cho bản thân càng trở nên xấu hổ do mất đi tự tin của chính mình. Vậy nên, cho dù trường hợp là cực kỳ cáu kỉnh và muốn giục con nhưng cha mẹ hãy kiềm chế cảm xúc của mình, cho phép con được đi theo tiến độ phát triển của mình. 

・Trải nghiệm cho tới khi trở nên quen thuộc

Ngay cả người lớn cũng có những lúc lo lắng và bất an về lần đầu tiên. Điều này đúng với cả trẻ nhỏ. Vậy nên, để có thể giảm những nỗi sợ hãi và bất an trong trẻ về lần đầu tiên, cha mẹ có thể giúp trẻ làm quen bằng cách cho trẻ trải nghiệm thật nhiều lần. Khi trẻ đã đủ thời gian để làm quen với những trải nghiệm mới thì căng thẳng của trẻ sẽ tự nhiên được giải tỏa. 

Với các trẻ nhút nhát khi đi mẫu giáo, cha mẹ có thể cùng trẻ đến tham quan trường lớp, cho trẻ thử các trải nghiệm ở trường, làm quen với bạn bè… Hãy bắt đầu bằng những thử thách nhỏ mà con bạn thường cảm thấy lúng túng. Và đặc biệt trong giai đoạn tích lũy kinh nghiệm cho trẻ này, điều quan trọng là không nên tìm kiếm kết quả ngay mà cần phải làm việc thật cẩn thận. 

tre-di-hoc-mau-giao-nhut-nhat
Trẻ đi học mẫu giáo nhút nhát (Ảnh minh họa)

・Cho con biết niềm vui khi hoàn thành việc gì đó

Trong cuộc sống hàng ngày, nều nhận thấy trẻ có tính nội tâm và nhút nhát, cha mẹ hoàn toàn có thể đặt những mục tiêu nhỏ để trẻ hoàn thành. Bởi lẽ nghiên cứu đã chỉ ra, việc hoàn thành những mục tiêu nhỏ sẽ giúp trẻ có được cảm giác tự tin về bản thân, từ đó hướng tới các mục tiêu và thử thách mới. 

Điều quan trọng ở đây là cha mẹ cần thiết lập từng mục tiêu nhỏ một, đủ để trẻ có thể hoàn thành. Nếu mục tiêu đặt ra quá lớn thì sẽ dễ phản tác dụng. Hoặc cha mẹ có thể đặt mục tiêu lớn và từ đó vạch ra các mục tiêu nhỏ để trẻ phấn đấu. Và trong quá trình trẻ thực hiện hoặc hoàn tất một nhiệm vụ nào đó thì sự động viên, khen thưởng là không thể không có. 

Nếu cảm thấy trẻ nhút nhát khi đi học mẫu giáo thì thay vì ép trẻ đến một ngôi trường lạ luôn thì cha mẹ có thể chia mục tiêu đi nhà trẻ thành các mục tiêu nhỏ. Ví dụ như “Hôm nay đi bộ đến nhà trẻ với bố/mẹ”, “Đứng nhìn các bạn chơi một chút”, “Thử bắt chuyện với cô giáo”, “Thử ngồi trong lớp chơi đồ chơi của nhà trẻ”…. 

Cô Megumi Sato, một nhà tâm lý học công cộng cũng cho rằng, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với một nhóm nhỏ, chỉ cần 1 bé trước, sau đó nếu trẻ cảm thấy thoải mái thì tăng lên thành nhóm gồm 2~3 trẻ. Nếu trẻ là một đứa trẻ nhút nhát thì thực sự, trẻ cần thời gian để làm quen và vượt qua mọi thứ dần dần. 

5. Điều không nên làm khi trẻ mẫu giáo nhút nhát 

Ngoài một số điều nên làm để tăng sự tự tin và niềm yêu thích trải nghiệm cho trẻ khi bước vào độ tuổi mẫu giáo thì cũng có một số điều, cha mẹ nên ghi nhớ để tránh không nên làm đối với bé nhút nhát nhà mình. 

・Không nên nói trẻ là nhút nhát với người khác 

Nhà phê bình giáo dục học Chikara Oyano (Nhật Bản) cho rằng, nếu trẻ sẽ trở nên có cảm giác không tin tưởng vào cha mẹ cũng như không được yêu thương nếu bị nói “Tại sao mọi người đều làm được mà con không thể?”. Nếu điều này xảy ra quá nhiều lần thì sẽ dẫn tới  ảnh hưởng tâm lý rất nặng ở trẻ. Điều này cũng được cô Ichikawa, một giáo viên mẫu giáo ghi chép lại rằng, với những đứa trẻ có tính khí nhút nhát hơn so với các trẻ khác thì cha mẹ không nên nói với người ngoài rằng: “Con tôi nhút nhát nên tôi gặp nhiều rắc rối lắm”. Bởi lẽ khi nghe thấy cha mẹ nói như vậy, trẻ sẽ càng trở nên nhạy cảm hơn và cảm thấy thiếu tin tưởng vào lời nói của cha mẹ cũng như làm giảm sút sự tự tin trong trẻ. 

Nếu một đứa trẻ ngay từ nhỏ đã bị gieo trồng những suy nghĩ và định kiến tiêu cực như “Tôi không thể” hay “Vì tôi mà những người xung quanh mới gặp rắc rối” thì sẽ mãi không thể vượt qua được bức tường nhút nhát. Vậy nên, thay vì nói với trẻ những điều tiêu cực, cha mẹ hãy động viên trẻ với những câu an ủi và đầy tình yêu thương như “Không sao đâu”, “Mẹ tin chắc rằng con của mẹ sẽ làm được”. 

・Cho rằng nhút nhát là một điều tiêu cực 

Là cha mẹ, ai cũng muốn trẻ nhà mình là một đứa hoạt bát, thích giao lưu, hòa đồng với mọi người xung quanh. Tuy nhiên, nếu sự mong mỏi này quá mãnh liệt thì sẽ dẫn đến việc cha mẹ nhìn đức tính nhút nhát của con là một điều tiêu cực. 

Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn sai lầm. Nhút nhát không phải là một điều xấu. Đó chỉ là tính cách thận trọng của trẻ trước khi làm những điều mới như giao tiếp với người lạ. Cha mẹ cần phải hiểu và ghi nhớ điều này, cố gắng gần gũi với cảm xúc của con và thấu hiểu con mình. Khi đã thấu hiểu và nắm rõ được tình hình của con mình rồi thì cha mẹ có thể gợi ý cho con nhiều suy nghĩ theo chiều hướng tích cực hơn. Ví dụ ngay cả khi con bạn không thể làm được điều gì đó thì bạn cũng có thể khen ngợi sự cố gắng của con, và nhắn nhủ con rằng sẽ cố gắng cho lần tiếp theo. 

6. Lời kết 

Trẻ đi học mẫu giáo nhút nhát thực sự là vấn đề của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên nếu người lớn thực sự đứng trên lập trường của trẻ, thấu hiểu và động viên trẻ thì rất có thể chúng ta có thể đảo ngược được tình hình. Bởi lẽ suy cho cùng, nhút nhát không phải hoàn toàn do gen mà ra. Nhút nhát có thể được cải thiện từ việc thay đổi môi trường xung quanh. Việc cha mẹ tạo cho con cái một môi trường có thể vun đắp được sự tự tin của mình sẽ giúp trẻ phát huy được năng lực của bản thân cũng như vượt qua được nỗi sợ hãi mang tên nhút nhát. 

Nguồn tham khảo

https://school.js88.com/common/childcare-consult/stage?age=2&theme=1&consult=611
https://benesse.jp/kosodate/201709/20170906-1.html
https://kodomo-manabi-labo.net/uchiki-hazukashigariya

Xem thêm các bài viết về Nuôi dạy con kiểu Nhật tại link.